5 vấn đề dưới góc nhìn thực tiễn của ngành Logistics toàn cầu và Việt Nam trong năm 2023.
Thứ nhất, Global Logitics Digitization – Số hóa Logistics toàn cầu
Với nhu cầu vận chuyển giảm và năng lực hậu cần dư thừa, các Logistics Service Provider (3PL-4PL) và hãng vận chuyển sẽ chịu áp lực rất lớn trong việc tìm cách cạnh tranh hơn, giảm chi phí và cải thiện dịch vụ khách hàng.
Vào năm 2023, số hóa sẽ là chiến lược quan trọng nhất để các LSP và hãng vận chuyển giải quyết đồng thời tất cả các yếu tố này. Như chúng ta đã thấy, trong năm 2022 ngành Logistics đã bắt đầu dính những “hạt mưa đầu tiên” và cũng biết chắc rằng sẽ đón cơn mưa rào vào năm 2023. Số hóa ở đây không phải chỉ là tự động hóa, mà số hóa để còn để tăng trải nghiệm khách hàng và thời gian tiếp cận tính bằng giây thay vì tính bằng ngày như hiện nay.
Thứ hai, Global Supply Chain Rebalancing – Tái cần bằng chuỗi cung ứng toàn cầu
Căng thẳng chính trị, tác động hậu Covid – 19, kỷ nguyên VUCA thay vì sử dụng vào chiến lược tối ưu hóa chi phí như từ trước đến nay sẽ tập trung vào khả năng phục hồi và sự thích ứng. Khái niệm “friend -shoring” từng gây nhiều tranh cãi năm 2022 có thể sẽ trở thành tất yếu vào năm 2023, được các giám đốc chuỗi cung ứng toàn cầu áp dụng.
Thứ ba, LMaaS – Last Mile as a Service
Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ (trái ngược với hoạt động hàng hóa B2B), khách hàng muốn giao hàng nhanh hơn, chính xác hơn với giá ngày càng thấp hơn. Các công ty có quy mô lớn như Amazon, Alibaba, Ebay, Bestbuy, Walmart… có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng các công ty nhỏ thì khó có thể dễ dàng đáp ứng. Nhưng họ bắt buộc phải theo kịp nếu muốn tồn tại.
Thứ tư, Home/ Last Mile Delivery Performance – Hiệu suất giao hàng tận nhà/ chặng cuối
Một hoạt động mà những năm trước đây luôn nan giải với các doanh nghiệp trong ngành và trong các bài nghiên cứu của giới hàn lâm gần như chưa khai thác nhiều về mảng này. Đại dịch đã mang lại một bước lùi trong hiệu suất giao hàng trên thị trường B2C và B2B do sản lượng hàng thì tăng nhưng tình trạng nhân viên giao hàng lại thiếu.
Thứ 5, Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Thay vì chỉ đề cập tới các hoạt động như: Thuyết chấp nhận công nghệ, Crown shipping, Máy học… các lý thuyết lĩnh vực này còn thiếu và rời rạc, mặc dù tần suất bài đăng, nghiên cứu về lĩnh vực này trong 5 năm trở lại đây đã tăng đáng kể.