Thay vì hướng vào lưu kho, vận chuyển, thực hiện đơn hàng như hậu cần bên thứ ba (3PL), hậu cần bên thứ tư (4PL) tập trung cung cấp quản lý, tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Hậu cần của bên thứ tư đại diện cho cấp độ quản lý chuỗi cung ứng cao hơn. Họ hoạt động như điểm liên lạc duy nhất giữa một công ty và nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp chỉ giao dịch với một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài 4PL - giám sát và điều phối các dịch vụ hậu cần khác nhau từ các nhà cung cấp bên thứ ba.
Mô hình này cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ chuỗi cung ứng tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình logistics từ đầu đến cuối. 4PL đặc biệt quan trọng trong các ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, nơi nhu cầu về mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp và không ngừng phát triển.
Sự khác biệt quan trọng giữa 3PL và 4PL nằm ở cách tiếp cận của họ. Trong khi 3PL cung cấp các dịch vụ cụ thể thì 4PL cung cấp cách tiếp cận toàn diện, giám sát hoạt động hậu cần của doanh nghiệp theo góc độ từ trên xuống.
Sự bùng nổ của thương mại điện tử góp phần thúc đẩy logistics 4PL tăng trưởng
Đối với các nhà cung cấp 4PL, công nghệ là yếu tố then chốt giúp họ nâng cao dịch vụ, từ theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực đến tối ưu hóa quy trình thực hiện đơn hàng và tận dụng dữ liệu lịch sử để dự đoán nhu cầu của khách hàng. Các thuật toán AI tiên tiến và học máy đóng vai trò chính trong việc dự đoán chi phí vận chuyển, trong khi công nghệ chuỗi khối đảm bảo các giao dịch an toàn và minh bạch trên mạng chuỗi cung ứng. Hơn nữa, sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số và các công cụ tích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp 4PL hợp tác liền mạch với đội ngũ nội bộ của công ty, hợp lý hóa hoạt động và liên lạc.
Các chuyên gia cho biết, ưu điểm của 4PL gồm giám sát toàn diện chuỗi cung ứng, đảm bảo quy trình hậu cần hợp lý; chỉ với một đầu mối liên hệ, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền khi đàm phán và quản lý nhiều đối tác. Với việc tận dụng dữ liệu lịch sử, các nhà cung cấp 4PL có thể dự báo nhu cầu của khách hàng, đảm bảo dịch vụ logistics đi đầu. Bên cạnh đó, tất cả các nhiệm vụ hậu cần của 4PL được hài hòa từ quản lý hàng tồn kho đến liên lạc với khách hàng.
Ngoài ra, 4PL vẫn còn tồn tại một số hạn chế như vì các dịch vụ cao cấp, trọn gói của 4PL có thể có mức giá cao hơn so với việc chọn các dịch vụ hậu cần riêng lẻ của 3PL. Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào một thực thể duy nhất cho tất cả các nhu cầu hậu cần có thể gây ra rủi ro nếu nhà cung cấp 4PL gặp phải thách thức.
Đối với một số ngành cụ thể, dịch vụ của các nhà cung cấp hậu cần 4PL đặc biệt có lợi thế. Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, nơi việc giao hàng kịp thời và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế là rất quan trọng, 4PL đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa nhiều đối tác. Tương tự, ngành dịch vụ tại chỗ, thường dựa vào phản hồi nhanh, được hưởng lợi từ việc theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực và quản lý liên lạc với khách hàng của 4PL. Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử cũng nhận những giá trị cao hơn của 4PL.