Việc gây ra lượng lớn khí thải carbon trên toàn cầu của ngành vận tải biển đang là một vấn đề nghiêm trọng, các quốc gia đang không ngừng đưa ra các biện pháp cắt giảm khí thải và đang được giới hữu trách thảo luận kỹ lưỡng tại cuộc họp tổ chức bởi Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển IMO (MEPC).
Cuộc họp của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển IMO (MEPC), đang được tổ chức tại Luân Đôn từ ngày 3 đến ngày 7/7, có khả năng khiến các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu—đặc biệt là các quốc đảo và quần đảo ở Thái Bình Dương—và một số quốc gia giàu có hơn sẽ ở vào thế đối đầu với các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc.
"Khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với các quốc đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương và nhiều quốc gia khác, nhưng có thể được xem là ít cấp bách hơn đối với các quốc gia có nguồn tài nguyên vượt trội", ông Michael Prehn, đại sứ của Quần đảo Solomon tại IMO, nói với hãng thông tấn AFP. (trích “Ngành vận tải biển đối mặt thách thức từ biến đổi khí hậu” – PHAATA)
‘Net-zero’ – Mục tiêu phát thải bằng 0
Thải ra môi trường chiếm khoảng 2% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, ngành vận tải biển được coi là ngành đi chệch hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Những nỗ lực trong việc khử carbon yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển giảm 50% lượng khí thải CO2 vào năm 2050, so với mức ghi nhận vào năm 2008.
Khoảng 45 quốc gia – bao gồm Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Anh, Fiji, Quần đảo Marshall và Na Uy - ủng hộ mục tiêu ‘Net-zero’ cho ngành vận tải biển vào năm 2050.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát tại các cuộc đàm phán bắt đầu vào cuối tháng 6 trước khi cuộc họp chính thức của MEPC diễn ra, thì các quốc gia xuất khẩu, đặc biệt là Brazil và Trung Quốc, đã phản đối mạnh mẽ sự điều chỉnh như vậy.
Thuế phụ thu toàn cầu
Trong thời điểm đó, một đề xuất khác cũng đã được đưa ra – áp dụng một khoản thuế phụ thu toàn cầu đối với khí thải từ vận tải biển – nhưng rất khó để nhận được sự đồng thuận.
Sau các cuộc đàm phán sơ bộ của IMO, một nguồn tin cho biết số lượng các quốc gia hỗ trợ với loại thuế này đã tăng lên tới 70, nhưng các nhà xuất khẩu lớn bao gồm Brazil, Trung Quốc và Úc đã phản đối. Đại diện từ Brazil đã lập luận rằng thuế này sẽ chỉ gây tổn hại đến an ninh lương thực và trừng phạt các nước đang phát triển.
Ngoài ra, phiên đàm phán cũng ghi nhận bất đồng về việc các khoản thu từ thuế này sẽ được chi tiêu như thế nào. Có tranh luận về việc liệu tiền thu được có nên được sử dụng chỉ gói gọn trong vấn đề khử carbon trong lĩnh vực vận tải biển, hay liệu một số tiền nhất định nên được dùng để hỗ trợ các quốc gia phải ứng phó với các tác động của khí hậu.
Theo Ngân hàng Thế giới, mức thu như vậy có thể tạo ra nguồn thu đến hơn 60 tỷ USD mỗi năm.