Logistics thương mại điện tử dự kiến đạt hơn 1.901 tỷ USD năm 2030

Logistics thương mại điện tử dự kiến đạt hơn 1.901 tỷ USD năm 2030

Ngày 04-07-2022 Lượt xem 203

Thị trường logistics thương mại điện tử toàn cầu dự kiến ​​đạt 1.901,97 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 23,5% từ 2021 đến 2030.

Trong báo cáo của Research and Markets, thị trường logistics thương mại điện tử được khảo sát trên các yếu tố về loại hình dịch vụ, khu vực hoạt động và thị trường.

Cụ thể, về loại hình dịch vụ, thị trường logistics thương mại điện tử được chia thành hai loại hình là vận tải và kho bãi. Phân khúc vận tải chiếm ưu thế trong tổng thể hoạt động logistics thương mại điện tử và dự kiến xu hướng này tiếp tục duy trì tăng trưởng trong giai đoạn từ 2021-2030.

Phân khúc vận tải chiếm ưu thế trong tổng thể hoạt động logistics thương mại điện tử và dự kiến xu hướng này tiếp tục duy trì trong giai đoạn từ 2021-2030. Ảnh: Research and Markets

Phân khúc vận tải chiếm ưu thế trong tổng thể hoạt động logistics thương mại điện tử và dự kiến xu hướng này tiếp tục duy trì trong giai đoạn từ 2021-2030. Ảnh: Research and Markets

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, loại hình dịch vụ về nhà kho cũng dự báo sẽ tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân do các nhà kho đã thay đổi kích thước, quy trình hoạt động và vị trí phụ thuộc vào phân khúc khách hàng, sản phẩm, tỷ lệ bán hàng trực tuyến và phương thức giao hàng. Các tiến bộ công nghệ cũng được áp dụng trong kho hàng theo yêu cầu của hoạt động thương mại điện tử và logistics. Đồng thời, việc theo dõi thường xuyên trọng lượng, thời hạn sử dụng và các chi tiết khác trong từng sản phẩm tạo nên tiềm năng phát triển cho loại hình dịch vụ nhà kho.

Về khu vực hoạt động, thị trường logistics thương mại điện tử được khảo sát trên hai phương diện gồm thị trường nội địa và quốc tế. Theo báo cáo, phân khúc quốc tế chiếm 3/5 doanh thu trong hoạt động logistics thương mại điện tử toàn cầu và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2030. Điều này được lý giải do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng hóa xuất khẩu để tăng thị phần và lượng khách hàng.

Phân khúc nội địa cũng sẽ có sự phát triển mạnh khi tốc độ CAGR (Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép) đạt 25.3% trong giai đoạn khảo sát. Thương mại điện tử trong nước mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân tham gia hoạt động thương mại nhằm giảm giá thành, nâng cao doanh số bán hàng đặc biệt ở các nước phát triển và đang phát triển. Các yếu tố này giúp nâng cao doanh thu từ thị trường logistics thương mại điện tử nội địa.

Báo cáo của Research and Markets khảo sát thị trường gồm châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và LAMEA (gồm Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi). Khu vực Bắc Mỹ chiếm thị 2/5 doanh thu thị trường logistics thương mại điện tử toàn cầu năm 2020. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và doanh số B2C tăng trưởng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường logistics thương mại điện tử ở Bắc Mỹ.

Báo cáo khảo sát thị trường châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và LAMEA. Ảnh:  Research and Markets

Báo cáo khảo sát thị trường châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và LAMEA. Ảnh: Research and Markets

Xét theo tốc độ tăng trưởng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến đạt mức tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất với tỷ lệ 28.2%. Nguyên nhân đến từ mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phát triển nhanh chóng trong các dịch vụ logistics. Điều này thúc đẩy các công ty, tổ chức đẩy mạnh đầu tư vào thị trường logistics thương mại điện tử để duy trì tăng trưởng và cải thiện năng suất.

Không chỉ đưa ra dự báo, báo cáo của Research and Markets cũng lý giải các nguyên nhân của sự phát triển và các thách thức của thị trường logistics thương mại điện tử toàn cầu.

Theo Research and Markets, sự bùng phát của Covid-19 mang đến thay đổi tích cực cho sự phát triển của logistics thương mại điện tử. Sự tăng trưởng đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, hàng hóa giá rẻ và đa dạng đã tạo ra cuộc cách mạng hàng hoá cho thị trường logistics thương mại điện tử. Ngoài ra, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử C2C và B2C đã thúc đẩy nhu cầu thương mại điện tử nội địa và quốc tế. Đồng thời, sự tăng trưởng của thị trường được thúc đẩy bởi yếu tố như sự gia tăng của các hoạt động bán hàng xuyên biên giới, doanh số bán hàng hóa nước ngoài, sự phổ biến của của Internet đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử mang đến tác động lớn vào sự tăng trưởng của thị trường logistics thương mại điện tử. Mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp được cải thiện sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics này.

Tuy nhiên, các vấn đề về pháp lý được đánh giá sẽ trở thành rào cản trong quá trình phát triển của thị trường. Hiện, các công ty logistics đang áp dụng các tiến bộ trong công nghệ để đưa ra các giải pháp trong chuỗi cung ứng để phục vụ yêu cầu với người dùng. Ngoài ra, phân tích kinh doanh cũng hỗ trợ các chuyên gia trong lĩnh vực logistics thương mại điện tử.

Phi Hùng (theo Research and Markets)

wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat