Tự động hóa thông minh trong ngành logistics là gì?

Tự động hóa thông minh trong ngành logistics là gì?

Ngày 13-01-2023 Lượt xem 235

Tự động hóa thông minh là sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) với tự động hóa quy trình bằng robot (RPA), giúp công việc nhất quán và nhanh nhẹn hơn.

Trong đó, AI là thành phần quan trọng nhất vì đóng vai trò "động cơ ra quyết định" cho tự động hóa thông minh. Các thuật toán AI nâng cao cũng có thể cho phép các công cụ và phần mềm RPA xử lý các tác vụ phức tạp hơn.

Các doanh nghiệp logistics nên áp dụng tự động hóa thông minh để tăng năng suất vận chuyển.

Cải thiện năng suất là một trong những lợi ích chính của tự động hóa thông minh vì mọi người có thể thực hiện công việc hiệu quả và ít lỗi hơn. Đồng thời, nhân viên cũng có thể áp dụng các quy trình hợp lý hơn để có được kết quả mong muốn. AI sẽ thực hiện hầu hết các công việc thủ công trước đây, cho phép con người tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị cao hơn.

Các nhà quản lý logistics cũng nên áp dụng tự động hóa thông minh để thúc đẩy việc lưu giữ hồ sơ tốt hơn bằng cách giảm trùng lặp, lỗi chính tả... Tự động hóa thông minh trong ngành logistics cũng giúp giao hàng hiệu quả hơn, đặc biệt khi nhiều thương hiệu lớn đã sử dụng một phần AI để cải thiện việc giao hàng. Điển hình, dịch vụ chuyển phát nhanh của Walmart luôn sẵn sàng cho hơn 150.000 mặt hàng, sử dụng thuật toán AI để tăng tốc độ giao. Khách hàng của họ thường nhận được sản phẩm trong vòng hai giờ.

Tự động hóa thông minh trong ngành logistics cũng cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Thông qua chatbot, nhà vận chuyển có thể trả lời hiệu quả các câu hỏi đơn giản vì yếu tố tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) có thể phân loại những câu hỏi thường gặp nhất.

Việc sử dụng tự động hóa thông minh trong ngành logistics vẫn chưa phổ biến. Trong khi đó, điều này giúp quản lý tình trạng thiếu lao động dễ dàng hơn và tạo ra một môi trường làm việc an toàn. AI và các loại tự động hóa bổ sung cũng khiến các nhà lãnh đạo đảm bảo nhân viên làm việc tốt nhất.

Ron Finemore Transport, một công ty logistics hoạt động tại Australia đã sử dụng tự động hóa thông minh để cải thiện cách thức hoạt động của hệ thống quản lý vận tải (TMS) hiện có. Trước khi thực hiện thay đổi đó, nhân viên phải cập nhật thủ công TMS với dữ liệu từ hệ thống viễn thông thứ cấp. Lợi ích chính của TMS là cung cấp cho khách hàng dữ liệu thời gian thực về vị trí xe giao hàng. Tuy nhiên, năng suất của công nhân bị ảnh hưởng do phải nhập thông tin thủ công.

Một trường hợp khác liên quan đến logistics và giao nhận hàng hóa là Davies Turner. Các quản lý của công ty này muốn sử dụng tự động hóa để giảm lao động thủ công liên quan đến việc trả lời câu hỏi của khách hàng. Việc trả lời thường mất nhiều thời gian vì phải truy cập trang web của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba để nhập thông tin theo dõi bưu kiện.

Davies Turner theo đuổi tự động hóa bằng cách tung ra hơn 520 robot phần mềm để xử lý các câu hỏi của khách hàng. Cuối cùng, các bot đã xử lý hơn 30.000 mẩu dữ liệu hoặc tệp mỗi tuần và khoảng 7.500 lượt thực thi mỗi ngày.

Những nỗ lực ban đầu này làm nổi bật những lợi ích tiềm năng ngay cả khi các công ty không sử dụng các giải pháp AI đầy đủ. Nhiều người ra quyết định, đặc biệt là những người mới sử dụng tự động hóa và các công nghệ tiên tiến khác, có thể muốn triển khai một thành phần của AI trước khi sử dụng giải pháp có cả ba.

Phi Hùng (theo Global Trade)

 

wiget Chat Zalo Messenger Chat Whatsapp Chat